Cách trồng và chăm sóc cây cọ
Cọ nổi tiếng là cây có sức sống mãnh liệt. Cọ có những tán lá tròn xoe trông rất lạ mắt nên được nhiều gia đình trồng để làm cảnh. Không chỉ giúp làm đẹp cho nhà bạn chúng còn giúp điều hòa không khí cho gia đình bạn. Bạn muốn trồng một cây cọ trong nhà mà chưa biết cách trồng chúng như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ với các bạn cách trồng và cách chăm sóc cây cọ.
Đặc điểm của cây cọ
Cây cọ thuộc họ nhà cau, có tên khoa học là Arecaceae. Chúng có nguồn gốc từ Nhật Bản, du nhập vào nước ta từ rất lâu rồi. Cọ có rất nhiều loại với nhiều kích cỡ khác nhau, từ thấp cho đến cao. Có những cây cọ lùn, dáng nhỏ nên rất thích hợp trồng trong nhà, trong phòng làm việc tạo nên một không gian rất thoải mái. Với những cây có có dáng cao thì thích hợp trồng làm cây công trình.
Thân cây cọ được tạo thành bởi những lá già, nhìn qua thì lầm tưởng thân của chúng là thân gỗ, nhưng không phải, chúng chỉ giả gỗ thôi. Cọ có 2 loại là cọ cao và cọ lùn. Cọ cao có chiều cao khoảng 1-2m. Còn cây cọ lùn có chiều cao tối đa là 1m.
Cây cọ có tán lá rất phát triển. Cuống lá dày cùng với những chiếc lá dài mọc thành từng cụm với nhau tạo thành những dải quạt rất bắt mắt. Lá cọ khi mới ra có màu xanh nhạt nhưng khi lá già sẽ có màu xanh đậm.
Công dụng của cây cọ
Trong phong thủy, người ta quan niệm rằng, cây cọ đem lại tài lộc, may mắn và niềm vui.
Theo khoa học, lá cọ có công dụng giúp thanh lọc và điều hòa không khí rất tốt bởi bộ lá của chúng rất to. Theo kết quả của NASA công bố thì cọ đứng thứ 3 trong số tất cả các loại cây rất tốt khi được trồng trong nhà. Bởi vì, cọ có thể giúp loại bỏ formaldehyde có hại trong không khí làm không gian trong nhà bạn thoáng mát hơn.
Ngoài ra, cọ còn có công dụng giúp xua đuổi ruồi, muỗi và gián.
Cách trồng cây cọ
Nhân giống cây con: Phương pháp chủ yếu để nhân giống cây cọ đó là gieo hạt.
Đất trồng: Cây cọ rất dễ trồng nhưng để cây sinh trưởng một cách tốt nhất thì nên trồng đất cát pha, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt.
Bạn có thể trồng cây trong chậu hoặc trong vườn ngay trước nhà. Nếu trồng trong chậu thì có thể dùng đất trộn với phân chuồng hoai mục đổ vào 2/3 chậu để làm đất trồng. Nên nhớ, chậu trồng phải có lỗ bên dưới để giúp cây thoát nước.
Cách trồng cây: Sau khi đã có cây cọ con thì dùng chép nhỏ xới tơi phần đất cần trồng rồi đặt cây cọ con xuống. Một tay giữ cây, tay còn lại thì nên vun đất xuống và nén chặt đất phần dưới gốc. Tưới luôn nước để cây nhanh bén rễ. Nếu cây được trồng trong chậu thì bạn nên đặt chậu cọ ở trước cửa ra vào giúp chũng có đủ ánh nắng để sinh trưởng tốt.
Cách chăm sóc cây cọ
Cây cọ rất dễ chăm sóc, bạn không cần dành quá nhiều thời gian vào việc chăm sóc cây. Cọ không cần quá nhiều nước. Mỗi tuần nên tưới nước 2 lần cho cây vào buổi sáng hoặc lúc chiều mát.
Bón phân để cung cấp thêm chất dinh dưỡng cho cây. Khoảng 2 tháng một lần dùng phân NPK để bón cho cây. Liều lượng thì dùng theo hướng dẫn trên bao bì để đem lại hiệu quả cao nhất.
Khi cây đã phát triển ổn định với rất nhiều lá, bạn tiến hành cắt bỏ những lá già, sâu bệnh, vàng úa để giúp cây được thông thoáng. Với những cây cọ được trồng trong nhà hay văn phòng thì thường xuyên lau 2 mặt lá để làm sạch bụi bẩn giúp cây luôn sáng bóng.