Cách trồng và chăm sóc mít tố nữ
Không giống như những loại mít cho quả to và dài, mít tố nữ cho quả nhỏ, mỗi quả có trọng lượng khoảng 1 – 2kg. Khi bổ ra, múi bên trong rất nhỏ, có vị ngọt, múi và cùi có thể lấy ra một lúc. Trên thị trường, mít tố nữ có giá thành không hề rẻ nên đem lại thu nhập cao cho nhiều gia đình. Trồng mít tố nữ không phức tạp nhưng bạn vẫn nên chú ý một vài điều kiện nhỏ để cây sinh trưởng một cách tốt nhất. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Cách trồng cây mít tố nữ
Thời vụ trồng: Đầu mùa xuân và đầu mùa mưa là thời điểm phù hợp trồng cây mít tố nữ nhất.
Đất trồng: Mít tố nữ thích nghi khá nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất là đất phù sa, tơi xốp và thoát nước tốt. Nếu như bình thường trồng cây mít cho quả sau khi trồng cây khoảng 14 – 18 tháng. Nhưng nếu cây được trồng trên đất tốt và được chăm sóc tốt thì cây cho quả sau 12 – 14 tháng.
Vườn trồng: Đào rãnh xung quanh vườn giúp thoát nước trong mùa mưa. Chống xói mòn để đảm bảo đất luôn đủ độ phì nhiêu để nuôi cây.
Nếu đất bạn trồng là vùng đất có độ dốc thấp cần đào hố có kích thước khoảng 40x40x40cm. Với vùng đất thấp hơn thế thì đào hố sâu khoảng 60cm. Mỗi hố cách nhau khoảng 5m, hàng trên hàng dưới cách nhau khoảng 6 – 8m. Còn tùy thuộc vào đất bạn trồng mà đào hố cho hợp lý, nếu là đất tốt nên trồng thưa hàng, nếu đất trồng xấu thì nên trồng hàng dày.
Cần đào một mương chính với độ rộng và sâu khoảng 50 – 70cm nhằm thoát nước cho cây.
Phân bón lót: Hố trồng và phân bón lót cần được chuẩn bị trước 1 tháng khi trồng cây. Mỗi hố cần lượng phân bón lót như sau: 15kg phân chuồng hoai mục + 5kg phân hữu cơ vi sinh + 0.5kg lân + 0.5kg vôi bột + 10g furudan 3G.
Trồng cây mít tố nữ
Rạch bỏ đi túi bọc bầu đất, đồng thời cắt bỏ rễ cái và rễ mọc ngoài bầu đất. Đào hố nhỏ ở chính giữa lớn hơn bầu đất một chút. Đặt thẳng cây giống vào. Vun lấp đất xuống rồi nén chặt đất quanh gốc. Dùng dây buộc thân cây vào cọc tre để cố định cây không bị nghiêng ngả. Sau khi cây đã đứng vững và ổn định thì bỏ cọc tre đi. Cuối cùng, cần phải tưới đẫm nước giúp phát triển bộ rễ.
Chăm sóc cây mít tố nữ
Bón phân: Định kỳ hàng năm bón phân cho cây nhằm cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây. Đặc biệt, nếu trồng cây ở vùng đất thiếu chất dinh dưỡng thì bón phân là điều rất cần thiết.
Năm đầu tiên trồng cây, mỗi cây nên được bón 10kg phân hữu cơ + 0.2kg ure + 0.3kg kali + 0.4kg DAP + 1.5kg vôi bột.
Sang năm thứ 2, tăng thêm lượng phân bón cho mỗi cây với ure là 0.2kg, DAP là 0.3kg và kali 0.3kg so với năm đầu.
Năm thứ ba trồng cây, tăng thêm so với năm 2 một lương như sau: ure tăng thêm 0.2kg, DAP tăng thêm 0.2kg và kali tăng thêm 0.3kg.
Bắt đầu từ năm thứ 4 trở đi, sau một đợt thu hoạch mỗi gốc bón khoảng 25kg phân chuồng hoai mục và 1kg vôi bột. Sau đó, cứ cách 10 ngày tiến hành bón phân hóa học làm 3 đợt với 0.3kg ure + 0.2kg DAP + 0.15kg kali.
Khi cây cho hoa thì bón 0.15kg DAP + 0.1kg kali.
Cắt tỉa, tạo tán: Khi cây cao trên 1m thì tiến hành cắt tỉa cành. Cắt cành chồi để cây cho ra những cành nhánh mọc đều ra xung quanh. Bên cạnh đó, cần phải cắt bỏ những cành già, cành vượt, cành sâu bệnh giúp cây có nhiều chất dinh dưỡng nuôi những cành còn lại.
Sâu bệnh hại: Thường xuyên ra thăm vườn để phát hiện sâu bệnh kịp thời. Sau khi phát hiện sâu bệnh hại, cần tìm ngay giải pháp nhanh chóng để tiêu hủy chúng.
Cách trồng và chăm sóc mít tố nữ
Không giống như những loại mít cho quả to và dài, mít tố nữ cho quả nhỏ, mỗi quả có trọng lượng khoảng 1 – 2kg. Khi bổ ra, múi bên trong rất nhỏ, có vị ngọt, múi và cùi có thể lấy ra một lúc. Trên thị trường, mít tố nữ có giá thành không hề rẻ nên đem lại thu nhập cao cho nhiều gia đình. Trồng mít tố nữ không phức tạp nhưng bạn vẫn nên chú ý một vài điều kiện nhỏ để cây sinh trưởng một cách tốt nhất. Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Cách trồng cây mít tố nữ
Thời vụ trồng: Đầu mùa xuân và đầu mùa mưa là thời điểm phù hợp trồng cây mít tố nữ nhất.
Đất trồng: Mít tố nữ thích nghi khá nhiều loại đất nhưng thích hợp nhất là đất phù sa, tơi xốp và thoát nước tốt. Nếu như bình thường trồng cây mít cho quả sau khi trồng cây khoảng 14 – 18 tháng. Nhưng nếu cây được trồng trên đất tốt và được chăm sóc tốt thì cây cho quả sau 12 – 14 tháng.
Vườn trồng: Đào rãnh xung quanh vườn giúp thoát nước trong mùa mưa. Chống xói mòn để đảm bảo đất luôn đủ độ phì nhiêu để nuôi cây.
Nếu đất bạn trồng là vùng đất có độ dốc thấp cần đào hố có kích thước khoảng 40x40x40cm. Với vùng đất thấp hơn thế thì đào hố sâu khoảng 60cm. Mỗi hố cách nhau khoảng 5m, hàng trên hàng dưới cách nhau khoảng 6 – 8m. Còn tùy thuộc vào đất bạn trồng mà đào hố cho hợp lý, nếu là đất tốt nên trồng thưa hàng, nếu đất trồng xấu thì nên trồng hàng dày.
Cần đào một mương chính với độ rộng và sâu khoảng 50 – 70cm nhằm thoát nước cho cây.
Phân bón lót: Hố trồng và phân bón lót cần được chuẩn bị trước 1 tháng khi trồng cây. Mỗi hố cần lượng phân bón lót như sau: 15kg phân chuồng hoai mục + 5kg phân hữu cơ vi sinh + 0.5kg lân + 0.5kg vôi bột + 10g furudan 3G.
Trồng cây mít tố nữ
Rạch bỏ đi túi bọc bầu đất, đồng thời cắt bỏ rễ cái và rễ mọc ngoài bầu đất. Đào hố nhỏ ở chính giữa lớn hơn bầu đất một chút. Đặt thẳng cây giống vào. Vun lấp đất xuống rồi nén chặt đất quanh gốc. Dùng dây buộc thân cây vào cọc tre để cố định cây không bị nghiêng ngả. Sau khi cây đã đứng vững và ổn định thì bỏ cọc tre đi. Cuối cùng, cần phải tưới đẫm nước giúp phát triển bộ rễ.
Chăm sóc cây mít tố nữ
Bón phân: Định kỳ hàng năm bón phân cho cây nhằm cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cây. Đặc biệt, nếu trồng cây ở vùng đất thiếu chất dinh dưỡng thì bón phân là điều rất cần thiết.
Năm đầu tiên trồng cây, mỗi cây nên được bón 10kg phân hữu cơ + 0.2kg ure + 0.3kg kali + 0.4kg DAP + 1.5kg vôi bột.
Sang năm thứ 2, tăng thêm lượng phân bón cho mỗi cây với ure là 0.2kg, DAP là 0.3kg và kali 0.3kg so với năm đầu.
Năm thứ ba trồng cây, tăng thêm so với năm 2 một lương như sau: ure tăng thêm 0.2kg, DAP tăng thêm 0.2kg và kali tăng thêm 0.3kg.
Bắt đầu từ năm thứ 4 trở đi, sau một đợt thu hoạch mỗi gốc bón khoảng 25kg phân chuồng hoai mục và 1kg vôi bột. Sau đó, cứ cách 10 ngày tiến hành bón phân hóa học làm 3 đợt với 0.3kg ure + 0.2kg DAP + 0.15kg kali.
Khi cây cho hoa thì bón 0.15kg DAP + 0.1kg kali.
Cắt tỉa, tạo tán: Khi cây cao trên 1m thì tiến hành cắt tỉa cành. Cắt cành chồi để cây cho ra những cành nhánh mọc đều ra xung quanh. Bên cạnh đó, cần phải cắt bỏ những cành già, cành vượt, cành sâu bệnh giúp cây có nhiều chất dinh dưỡng nuôi những cành còn lại.
Sâu bệnh hại: Thường xuyên ra thăm vườn để phát hiện sâu bệnh kịp thời. Sau khi phát hiện sâu bệnh hại, cần tìm ngay giải pháp nhanh chóng để tiêu hủy chúng.
Xem thêm: Cây mít giống các loại chi tiết về http://giongcayanqua.edu.vn/cay-mit.html