cách trồng hoa

Cây lộc vừng – Hoa mang vẻ đẹp truyền thống

Cây lộc vừng – Hoa mang vẻ đẹp truyền thống

Bạn muốn trồng một loại cây bóng mát nhưng chưa biết lựa chọn cây nào để trồng thì hãy chọn cho mình cây lộc vừng nhé. Nghe tên thôi cũng đủ thấy ý nghĩa nhiều lộc lá sẽ đến với gia chủ rồi. Vậy cách trồng cây lộc vừng có khó không? Hãy cùng tôi đi tìm hiểu rõ hơn về cây lộc vừng này nhé.

Cây lộc vừng có dễ tạo dáng, thế

Vài nét về cây lộc vừng

Giải nghĩa tên cây lộc vừng: Lộc mang ý nghĩa sung túc, bình an, tài lộc, may mắn, thịnh vượng sẽ đến với gia chủ. Vừng là loại hạt tuy nhỏ bé nhưng một quả vừng có rất nhiều hạt, tượng trưng cho sự sum vầy. Ý nghĩa như gia chủ trồng cây này trong nhà sẽ đem đến tài lộc, thịnh vượng cho gia chủ.

Cây lộc vừng nằm trong bộ tứ quý Sanh – Sung- Tùng- Lộc, cây đẹp từ thân, thế, đến hoa lá.

Tên thường gọi: cây Lộc Vừng

Tên khoa học Barringtonia acutangula

Thuộc họ Lộc Vừng

Nguồn gốc xuất xứ từ miền ven biển Nam Á và vùng Bắc Úc.

Đặc điểm của cây lộc vừng

Thân cây lộc vừng thuộc dạng thân gỗ, có khả năng sống khá lâu, chiều cao trung bình từ 1-5m. Nếu trồng cây trong chậu cảnh cây phát triển chiều cao thấp hơn khi trồng trực tiếp xuống đất. Cây phân nhiều cành, nhánh, tán cây rộng.

Lá cây dài khoảng 15-20cm, lá còn non có màu tía dần chuyển màu xanh đậm. Mặt trên lá đậm hơn mặt dưới, viền lá có răng cưa thưa không dày đặc như lá hoa hồng. Lá lộc vừng thuôn dài, nhọn về cuống, cuống lá ngắn có vân lá nổi rõ. Lá cây rụng nhiều về mùa khô, mùa mưa lá cây lại đâm chồi lá xanh tốt.

Hoa lộc vừng được ghép lại từ những bông hoa nhỏ li ti kết thành chuỗi dài chừng 6-20cm. Hoa lộc vừng có các màu trắng, đỏ, vàng với chuỗi hoa mềm mại uyển chuyển, đung đưa trong gió trông rất đẹp mắt.

Sau khi hoa tàn sẽ xuất hiện quả, quả lộc vừng màu nâu, dạng hình cầu, vỏ ngoài cây lộc vừng cứng. Bên trong quả ít hạt, hạt lại chìm vào thịt quả. Hoa lộc vừng thường nở rộ vào độ tháng 3 đến tận cuối tháng 8 hàng năm hoa mới tàn.

Tác dụng của cây lộc vừng

Thân cây lộc vừng thuộc dạng thân gỗ nhưng dễ uốn, bệ rễ cây lại đẹp nên được các nghệ nhân uốn lượn tạo cây bonsai trong chậu cảnh. Các cây đó được đặt trước hiên nhà, khách sạn, ban công, văn phòng,….rất bắt mắt và sang trọng.

Với đặc tính mang ý nghĩa phong thủy nên nhiều người lựa chọn tặng cây lộc vừng nhân dịp tân gia, thăng quang tiến chức…

Hoa lộc vừng đẹp, tán cây rộng nên được lựa chọn trồng ở trước sân nhà, khu đô thị, bệnh viện, trường học,…làm cây bóng mát rất đẹp.

Cây lộc vừng với nhưng chùm hoa đẹp

Sử dụng quả lộc vừng để bắt cá rất hiệu quả đấy nhé.

Rễ lộc vừng dùng để bào chế trị bệnh sởi

Quả lộc vừng trị bệnh hen suyễn, ho lâu ngày không khỏi. Nhiều người còn sử dụng quả lộc vừng ngâm rượu trị nhức răng khá hiệu quả.

Trong Tây y sử dụng quả và rễ điều chế thuốc kháng sinh, chống viêm loét dạ dày, hành tá tràng, giảm đau, kháng nấm,…

Cách trồng và chăm sóc cây lộc vừng

Ánh sáng: nên trồng cây dưới ánh nắng trực tiếp và thoáng đãng

Nhiệt độ: cây có khả năng chịu lạnh và chịu nóng khá tốt.

Độ ẩm: cây lộc vừng ưa ẩm ở mức trung bình

Nhân giống: cây lộc vừng nhân giống bằng phương pháp chiết cành hoặc gieo hạt.

Đất trồng: trước khi trồng cây lộc vừng cần chọn loại đất giàu dinh dưỡng. Đất thịt thì nên trộn lẫn trấu, xơ dừa, phân lân NPK và phân chuồng hoại mục để đất có đủ dinh dưỡng nuôi cây.

Tưới nước: cây ưa ẩm trung bình chỉ nên tưới nước lúc cây còn non.

 

 

Related Articles

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Back to top button